Wednesday, November 28, 2018

Nguồn dòng và nguồn áp

Chào các bạn, hôm nay mình chia sẻ một chút về khái niệm nguồn dòng và nguồn áp. Cũng lâu rồi giờ mình mới có thời gian ngồi viết cái blog này :D



1. Nguồn dòng là gì? ( Current source)


  • Nguồn dòng là nguồn có dòng điện ra không đổi, không phụ thuộc vào tải và tính chất của tải
  • Tạo ra bằng cách mắc nối tiếp nguồn DC với một điện cảm đủ lớn
    Điện cảm để san phẳng dòng điện
  • Hoàn toàn có thể ngắn mạch nhưng không được hở mạch
    Vì khi hở mạch, ta coi như nguồn dòng mắc nối tiếp với một điện trở vô cùng lớn khi đó điện áp sẽ dâng lên đến vô cùng gây cháy luôn mạch. Đó là lý do vì sao ở máy biến dòng ta không được phép hở mạch nếu không muốn tan tành cái biến dòng :))
Hình trên chỉ cách tạo ra nguồn dòng trong thực tế. Nguồn điện xoay chiều được lấy từ lưới điện, đưa qua bộ chỉnh lưu, lúc này dạng dòng điện mới chỉnh lưu có thể không phẳng, người ta lắp nối tiếp sau bộ chỉnh lưu một điện cảm lớn đủ để san phẳng dòng điện. lúc này dạng dòng điện là đường thẳng. ở đầu ra người ta đưa qua một khâu so sánh để đưa vào bộ điều khiển --> điều khiển tăng, giảm góc alpha trong bộ chỉnh lưu làm cho dòng điện đầu ra Id luôn ở một giá trị cố định dù cho tải có thay đổi. Đó là cách người ta tạo ra nguồn dòng

2. Nguồn áp ( Voltage Source)

  •  Nguồn áp là nguồn có điện áp ra không đổi, không phụ thuộc vào tải và tính chất của tải
  • Tạo ra bằng cách mắc song song đầu ra nguồn DC với tụ điện đủ lớn
    ( TỤ ĐIỆN ĐỦ LỚN SẼ SAN PHẲNG ĐIỆN ÁP)
  • Hoàn toàn có thể hở mạch, không dc ngắn mạch
    khi ngắn mạch thì điện trở tải coi như bằng không và khi đó dòng điện sẽ dâng đến vô cùng ----> cháy, nổ, tỏa nhiệt mạnh....

3. Phối hợp các nguồn như thế nào?

Chúng ta không thể nối song song hai nguồn áp với nhau vì khi đó sự chênh áp giữa hai nguồn sẽ có dòng điện chạy vòng qua chúng, mà nội trở của hai nguồn là nhỏ nên dòng điện chạy qua sẽ vô cùng lớn. muốn lắp song song ta cần phải có cuộn kháng cân bằng...

Tương tự như vậy ta cũng không thể nối nối tiếp hai nguồn dòng vì sẽ gây đột biến dòng










2 comments: