Thursday, May 23, 2019

Khởi động động cơ KDB rotor dây quấn

Khởi động động cơ KDB rotor dây quấn

1. Động cơ KĐB Roto dây quấn có ưu điểm gì?

    Loại rôto kiểu dây quấn: Dây quấn được đặt trong rãnh của lõi thép rôto. Dây quấn 3 pha của rôto thường đấu hình sao (Y), ba đầu còn lại được nối với ba vòng trượt làm bằng đồng cố định ở đầu trục (hình a), tì lên ba vòng trượt là ba chổi than (hình b). Thông qua chổi than có thể ghép thêm điện trở phụ hay đưa sức điện động phụ vào mạch rôto để cải thiện đặc tính mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc cải thiện cos. Khi làm việc bình thường dây quấn rôto được nối ngắn mạch.
Ưu điểm lớn nhất của cách khởi động bằng thêm điện trở phụ là làm giảm được dòng khởi động mà lại làm tăng được momen khởi động
Để hiểu rõ hơn ta xét trên công thức Dòng điện trên dây quấn roto khi khởi động đông cơ:


Rk là điện trở khởi động quy đổi về stator 
Rk'= K*Rk
do đó khi tăng điện trở phụ trong rotor thì sẽ làm giảm dòng điện khởi động. nhưng cũng đồng thời làm tăng momen khởi động.

Sơ đồ và đường đặc tính momen của động cơ trên hai cấp điện trở phụ


2. Mạch khởi động động cơ 



Sorry mọi người mình lười vẽ cad :( nên mình sẽ giửi thích qua về cái mạch này nha
muốn khởi động động cơ theo chiều thuận nhấn Mt tiếp điểm 7-9 đóng lại cấp điện cho cuộn hút T, cuộn hút T đóng tiếp điểm T trên mạch động lực và tiếp điểm 7-17 đồng thời cấp điện cho cuộn hút 1Rth ( rơ le thời gian).
Theo thời gian đã chỉnh định trước thì tiếp điểm thường hở của 1Rth sẽ đóng dần và cấp điện cho cuộn hút 1G. Cuộn hút 1g có điện sẽ đóng tiếp điểm 1G (17-21) trên cả mạch điều khiển và mạch động lực. Tiếp điểm 17-21 đóng lại sẽ cấp điện cho cuộn hút 2Rth và sau thời gian chỉnh định thì tiếp diểm 2Rth sẽ đóng dần lại và cấp điện cho cuộn hút 2G, cuộn hút 2G đóng tiếp điểm 2G--> ngắt toàn bộ điện trở phụ của động cơ và động cơ làm việc bình thường.


No comments:

Post a Comment