Thursday, May 23, 2019

Mạch khởi động động cơ KDB 3 pha roto lồng sóc [sao - tam giác]

Mạch khởi động sao - tam giác

Chào các bạn hôm nay lại là một ngày đẹp trời và mình lại rảnh rỗi ngồi đây xàm với các bạn. Mình cũng chẳng biết có ai đọc blog này hay không nhưng cũng mong nó sẽ giúp đỡ dc các bạn phần nào.
Và hôm nay mình sẽ nói về cái mạch gần như phổ cập nhất trong công nghiệp rồi. đó là mạch khởi động sao tam giác và mình sẽ cố gắng giải thích kỹ càng cho các bạn hiểu.

1. Vì sao cần mạch khởi động động cơ bằng phương pháp này?

Trước hết để trả lời câu hỏi trên ta lại đặt ra câu hỏi vì sao dòng khởi động của động cơ lại tăng?
Với lượng kiến thức hạn hẹp của mình thì mình sẽ giải thích như sau:
các bạn đã biết động cơ nguyên lý nó cũng giống như MBA vậy, nghĩa là đầu vào sơ cấp là stator, đầu thứ cấp là rotor. Khi bắt đầu khởi động thì hệ số trượt sẽ rất cao vì động cơ sẽ tăng tốc độ từ 0 lên tốc độ đồng bộ, do đó lượng từ thông biến thiên qua các thanh dẫn sẽ là lớn nhất và tạo ra dòng điện rất lớn lên rotor, dòng này giam dần khi tốc độ roto tăng lên và sẽ bình thường khi roto đạt tới tốc độ đồng bộ. Mà dòng thứ cấp lớn thì sơ cấp cần hút một dòng cũng rất lớn từ lưới, thường thì dòng đó sẽ gấp 4-8 lần dòng định mức. Hay nói một cách đơn giản hơn là động cơ giống như MBA, lúc đầu roto có tốc độ nhỏ ( = 0 ) thì không khác gì ngắn mạch thứ cấp MBA cả.
Hay nói một cách đơn giản hơn nữa cho những bạn không hiểu gì :v là cũng giống như La hán đẩy xe bò vậy :))) lúc đầu quán tính nghỉ của xe bò nặng vc, phồng mồm trợn má ra mà đấy thắng cái lực nghỉ đấy, sau khi vào nhịp rồi thì cứ thế mà đẩy thôi sẽ k mất sức như lúc đầu nữa. Nói thế này đồng bào chắc hiểu quá rồi chứ?
Ta đã giải quyết được câu hỏi vì sao dòng lại tăng?
giờ nói tiếp, dòng tăng như thế thì đương nhiên sẽ gây hại đến dây dẫn stator rồi, và cả chuyện sụt áp trên lưới nữa. Do đó việc hạn chế dòng khởi động là rất cần thiết!

2. Phương pháp sao tam giác

  • Dòng điện khởi động giảm đi căn 3 lần
  • Điện áp khởi động giảm căn 3 lần
  • Momen khởi động giảm đi 3 lần ( momen tỷ lệ với bình phương điện áp 
Vậy khi giảm được dòng và áp khởi động thì nó lại làm giảm momen khởi động đi. 

3. Mạch động lực và mạch điều khiên, nguyên lý hoạt động


Phương pháp này chỉ dùng cho động cơ lúc máy làm việc bình thường nối Δ, khi khởi động nối Y, sau khi tốc độ quay gần ổn định chuyển về nối Δ để làm việc. 
Nghĩa là bình thường thì tiếp điểm K2 đóng lại, tiếp điểm K1 mở ra. Khi khởi động thì tiếp điểm K2 mở ra và đóng tiếp điểm K1 lại. sơ sơ là như thế.

* Các thiết bị trên sơ đồ:   

-CD: Cầu dao đóng cắt mạch điện.

-CC1,CC2: Cầu chì bảo vệ ngắn mạch cho mạch động lực và mạch điều khiển.

-D, : Các nút ấn dừng, 

-MT, MN  mở thuận và mở ngựơc.

-T và N: Công tắc tơ khống  chế quay thuận và quay ngược.

-RTZ : Rơle thời gian khống chế quá trình khởi động.
cái tiếp điểm rơ le thời gian 9-11 là thường đóng mở chậm, còn cái bên dưới là thường mở đóng chậm

-K1: công tắc tơ nối cuộn dây stato hình sao.

-K2: CTT nối  cuộn dây stato hình tam  giác.

-Đ : Động cơ KĐB ba pha rôto lồng sóc.

-RN: Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ.

  • Nguyên lý
-Đóng CD cấp điện cho mạch. Muốn động cơ quay theo chiều thuận ấn MT, công tắc tơ T có điện, các tiếp điểm T (3-4) và T(2-9) đóng lại để tự duy trì và cấp điện cho RTZ và K1. 
-Các tiếp điểm T và K1 ở mạch động lực đóng lại, động cơ  khởi động theo chiều thuận với cuộn dây stato được nối hình sao. 
-Sau thời gian chỉnh định của RTZ, tiếp điểm thường kín mở chậm RTZ (9-11) mở ra, K1 mất điện mở các tiếp điểm K1 ở mạch động lực ra. 
-Đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm RTZ (9-13) đóng lại cấp điện cho công tắc tơ  K2. 
-K2 có điện đóng tiếp điểm K2 (9-13) lại để tự duy trì, mở tiếp điểm K2 (9-10) cắt điện RTZ, tiếp điểm K2 (11-12) mở ra tránh K1 tác động trở lại khi RTZ mất điện. 
-Đồng thời các tiếp điểm K2 ở mạch động lực đóng lại, động cơ tiếp tục khởi động và làm việc với cuộn dây stato được đấu hình tam giác.
-Muốn động cơ quay theo chiều ngược, ấn MN, N có điện động cơ được nối vào lưới với thứ tự đảo 2 pha.
-Quá trình khởi động tương tự như khi ta cho quay theo chiều thuận. 
-Muốn dừng động cơ ấn D, T (hoặc N), K2 mất điện động cơ được cắt ra khỏi lưới và dừng tự do.

No comments:

Post a Comment