Khí cụ điện đóng cắt - Aptomat
1. Phân biệt hai khái niệm CB, MCB, MCCB
- MCB viết tắt miniature circuit breaker. hay còn gọi là Át tép, có dòng đóng cắt định mức nhỏ, thường 6A-63A.
Loại này thì chỉ có chức năng bảo vệ quá tải và ngắn mạch, không cho phép chỉnh định dòng cắt, dòng bảo vệ quá tải Ir. tất cả đều fixed hết - MCCB viết tắt Moulded case Circuit Breaker. Dòng thường đóng căt thường lớn
Loại này giống như tên của nó là một khối module có nhiều chức năng kèm theo và có thể chỉnh định được dòng cắt hay dòng quá tải trên một số model. - ACB viết tắt Air Cicuit Breaker. Dòng định mức lên đến 6300A
So sánh |
MCB |
MCCB |
Hình dáng |
Nhỏ gọn |
Dạng khối |
Số cực |
1,2,3,4 |
2,3,4 |
Dòng định mức In |
6-63 A |
15A- 1600A |
Điện áp định mức |
<1000V |
<1000V |
Dòng cắt ngắn mạch |
4.5 KA- 10 KA |
6 KA – 100 KA |
Khả năng mở rộng tính năng |
không |
Có (Trên một số loại) |
Khả năng truyền thông, điều khiển từ xa |
không |
Có (Trên một số loại) |
Khả năng điều chỉnh dòng cắt |
không |
Có (Trên một số loại) |
Ứng dụng |
Điện dân dụng, các tủ phân phối ổ cắm, chiếu sang, điều khiển… |
Điện công nghiệp, các tủ điện phân phối tổng… |
2. Các thông số cơ bản của CB
- Ue (Rated Operational Voltage) : Điện áp làm việc định mức
Ue> U làm việc - Ui (Rated Insulation Voltage): Điện áp cách điện định mức, các MCCB được kiểm tra cách điện với điện áp này, vì lý do an toàn nên Ui>Ue
- Uimp: (Rated Impulse-Withstand Voltage) Giá trị điện áp xung lớn nhất mà CB có thể chịu được mà không bị phá hủy.
- Icu (Ultimate Breaking Capacity) : Dòng ngắn mạch lớn nhất mà CB có khả năng cắt được mà không bị phá hủy. Khả năng xuất hiện dòng sự cố này là cực kỳ thấp.
- Ics (Service breaking capacity) (%Icu): Là dòng cắt ngắn mạch, phục vụ đóng cắt các dòng sự cố có xác xuất xảy ra nhiều hơn,giá trị của Ics được xác định sau khi thử nghiệm và được thể hiện bằng %Icu (25,50,75,100%)
- In (Rated operational current) : Dòng cắt định mức, là dòng mà CB có thể làm việc dài hạn không ảnh hưởng đến tuổi thọ thiết bị. (A)
In> dòng định mức của tải - Ir: (Adjustable overload setting current) : là dòng bảo vệ quá tải có thể điều chỉnh. Giá trị điều chỉnh từ (0.2-1.0)*In (dải điều chỉnh tùy thuộc vào loai CB là điện tử hay kiểu từ- nhiệt
Ir> dòng định mức của tải.
Một số dòng MCCB có thêm chức năng này, mục đích để linh động điều chỉnh dòng định mức của CB khi tải thay đổi. - Icw short circuit withstand capacity là dòng cực đại mà CB có thể chịu được (không bị hư hỏng) về nhiệt và điện động trong một khoảng thời gian do nhà sản xuất quy định.
Vd: 15 kA/1s
Trên cùng một vị trí trong mạch điện, chọn 1 trong 2 loại
o MCCB 100KA- Ics=100%Icu (A)
TH2. 100KA<Dòng sự cố < 50 KA: Thì CB A sẽ cắt được và có thể được đóng lại sau khi khắc phục sự cố, còn với CB B thì sẽ cắt được dòng sự cố mà không bị phá hủy về cơ nhưng cần phải được kiểm tra lại trước khi đóng điện trở lại, vì CB được thiết kế để cắt dòng sự cố dưới 50 KA. Cần phải được kiểm tra, thí nghiệm lại trước khi đóng điện.
3. Phân loại CB
Phân
loại CB theo IEC 60947-2
• Cat.A : Không có độ trễ trong điều kiện ngắn mạch, do đó không có thời gian chịu đựng ngắn mạch.
• Cat.B : Để phối hợp chọn lọc theo thời gian với các CB khác, có thể điều chỉnh được độ trễ khi cắt ngắn mạch
Phân loại CB theo rơ le bảo vệ
- Rơ le dạng từ- nhiệt: CB được cấu tạo từ thanh lưỡng kim (nhiệt) và cuộn hút(từ) để thực hiện chức năng bảo vệ quá dòng và ngắn mạch. Do cấu tạo đơn giản nên nhiều CB chỉ fix dòng định mức hoặc chỉ cho điều chỉnh dòng Ir trong một khoảng nhỏ (0,7-1) dòng định mức.
- Rơ le dạng điện tử, hoạt động dựa trên mạch điện tử nên có thể điều chỉnh được khá nhiều chức năng. Để nắm rõ hơn mình sẽ trình bày tại bài viết đường cong đặc tuyến của CB.
No comments:
Post a Comment