💖Hi các bạn, cũng đã lâu rồi mình không viết blog, hôm nay tình cờ lên blog lại thì thấy cũng khá nhiều cmt khích lệ, mình cũng vui vì đã giúp cho các bạn có được một góc nhìn khác. Những kiến thức mình chia sẻ hầu hết đã có rất nhiều trên mạng đặc biệt là các tài liệu nước ngoài, mình chỉ tìm hiểu và tổng hợp lại. Dĩ nhiên là phía góc nhìn của mình nên sẽ không tránh khỏi những sai sót, trong quá trình làm việc và học tập mình sẽ cập nhật và bổ sung thêm. Các bạn có thắc mắc gì hãy cứ hỏi mình ở từng mục, mình sẽ cố gắng trả lời.
Thân ^^
Hôm nay mình sẽ nói tiếp về chủ đề về thiết bị đóng cắt hạ thế, đặc biệt là giải thích về đường cong đặc tính và phân loại rơ le bảo vệ của CB.
Như trong bài viết tổng quan về khí cụ đóng cắt hạ thế mình đã trình bày có 2 loại đường cong đặc tuyến dựa vào rơ le bảo vệ. Loại rơ le bảo vệ dạng từ - nhiệt thì đơn giản, đa số là các CB fix, không điều chỉnh được các dòng bảo vệ hoặc điều chỉnh được cơ bản và hạn chế, còn dòng rơ le kiểu điện tử thì nó như một ACB vậy, điều chỉnh được rất nhiều thứ trên đó từ dòng cho đến thời gian.
Ta sẽ tìm hiểu đường cong đặc tuyến dạng từ- nhiệt:
1. Đặc tính đường cong đặc tuyến dạng từ-nhiệt
Một đường đặc tính của máy cắt dạng từ-nhiệt gồm hai phần
o Thermal: phần bảo vệ quá tải (cấu tạo bởi thanh lưỡng kim)
o Magnetic: Phần bảo vệ ngắn mạch. (cấu tạo bởi cuộn dây)
Một số CB cho phép điều chỉnh hoặc cố định cả dòng bảo vệ quá tải và bảo vệ ngắn mạch
1: Điều chỉnh dòng bảo vệ ngắn mạch từ (4-10)*Ir
2: Điều chỉnh dòng bảo vệ quá tải từ (0.7-1)*In
1.1. Phân loại đường đặc tuyến dạng từ- nhiệt:
Cần phân biệt các dạng đường đặc tính B,C,D vì mỗi dạng sẽ được ứng dụng vào một mục đích sử dụng khác nhau phụ thuộc vào đặc tính của tải. Sự khác biệt của mỗi loại này dựa trên khả năng xử lý dòng xung khi đóng thiết bị (dòng khởi động và thời gian khởi động) mà không bị cắt, tránh sự tác động nhầm.
Kiểu | Dải tác động tức thời | Ứng dụng |
Type B | Trên 3 ln đến và bằng 5 ln 3 ln : t 5 ln : t < 0.1s | Thường sử dụng trong dân dụng, những tải trở, hoặc thành phần cảm ứng rất nhỏ như chiếu sáng, sưởi,…. |
Type C | Trên 5 ln đến và bằng 10 ln 5 ln : t 10 ln : t < 0.1s | Thường được sử dụng cho các tải có thành phần cảm ứng tương đối lớn như: Máy điều hòa, máy bơm, quạt, các loại đèn chiếu sáng phi tuyến… |
Type D | Trên 10 ln đến và bằng 20 ln 10 ln : t 20 ln : t < 0.1s | Sử dụng cho các tải với một thành phần cảm ứng rất cao, thường được ứng dụng trong các thiết bị công nghiệp: • Động cơ cảm ứng lớn hoặc máy biến áp • Thiết bị X-quang, thiết bị hàn… |
2. Đường đặc tuyến của máy cắt dạng điện tử
- In: Dòng định mức của CB (Đây không phải dòng tác động nhé, mình sẽ cài đặt các thông số khác dựa vào dòng định mức này)
- Ir: Dòng bảo vệ quá tải – Long Time Pickup
Cài đặt dòng này sát với dòng định mức của tải nhất bằng cách nhân In với các hệ số từ 0.4-1.0
Như trong hình, mũi tên đang ở 0.5 vậy thì dòng Ir= 2000A*0.5=1000A - TL hoặc Tr (s): Thời gian trễ quá tải – Long time delay
Thời gian tác động quá tải, trên hình có ghi thời gian tác động tại dòng i=6*Ir, nghĩa là nó hỏi tại lúc mà dòng đạt giá trị 6000A thì thời gian cắt là bao nhiêu? Trên hình đang để giá trị 1s
Các bạn có đặt câu hỏi tại sao lại để giá trị tại 6*Ir? sao không để giá trị là 2*Ir ? Mình cũng thắc mắc và mình nghĩ là các CB này thường được lắp để bảo vệ tải động cơ lớn nên cần phải để cái giá trị 6Ir (dòng khởi động động cơ) để người thiết kế dễ phối hợp bảo vệ. Dĩ nhiên k phải lúc nào cũng là 6Ir, hãng Mitsu các ACB lớn để giá trị tại 2Ir.
- Is hoặc Isd: Dòng cắt nhanh – Short time pickup
Trong hình đang để giá trị dòng cắt nhanh tại 2*Ir tức là 2000A. - Ts hoặc Isd(s) : Thời gian của dòng cắt nhanh – Short time delay
Thời gian tác động ngắn mạch là 0.2s (đên đây các bạn có nhận ra điều gì bất thường k? hãy chỉ ra và tự tìm hiểu nhé ^^ )
Các bạn để ý cái đường màu xanh chéo lên trong đường đặc tính, nó chéo lên là nó đang trễ, nếu nó không chéo: đồng nghĩa với việc trễ =0,
đường chéo đấy còn có tên là I2T (được xác định bằng phương pháp đoạn nhiệt) mình sẽ viết một bài về cái đường này, nó ứng dụng khá nhiều trong tính toán khả năng chịu đựng của vật liệu với dòng điện. - Li : Dòng cắt tức thời – Instantaneous Pickup
Dòng này là dòng cắt không trễ (nói vậy thôi chứ vẫn có trễ cơ khí chỉ là CB được thả ra cắt nhanh nhất có thể) tức là khi đạt ngưỡng 3*In = 6000A (trên hình) thì nó lập tức được cắt nhanh nhất có thể. thường thì giá trị này = 0.03s. Hãng Mitsubishi gọi là tổng thời gian cắt là total breaking time, thời gian được tính từ lúc relay phát hiện dòng điện sự cố cho đến khi hoàn tất việc dập hồ quang. - Ip: Dòng tiền cảnh báo – Pre-alarm
Nghĩa là khi dòng đạt tới giá trị này thì sẽ có thông báo (đèn báo trên CB) để cảnh báo cho người vận hành.
Nhìn chung khi hiểu rồi thì việc cài đặt là rất dễ, quan trọng là biết cách phối hợp với các đường đặc tính của thiết bị bảo vệ phía trên và tải cần bảo vệ. Mình sẽ cố gắng trình bày ở một bài viết khác.
Sự lên- xuống hạng của máy cắt
Các máy cắt dạng từ-nhiệt không bù có dòng tác động phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Nếu như thiết bị được đặt trong tủ hoặc trong môi trường có nhiệt độ cao thì dòng tác động đóng cắt khi quá tải có thể bị suy giảm xuống rõ rệt. Nếu nhiệt độ nơi đặt CB cao hơn nhiệt độ chuẩn (theo nhà sản xuất), cần có sự giảm hạng CB. Đặc tính này được thể hiện trong các catalogue của nhà sản xuất. Cũng lưu ý rằng nếu nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ làm việc chuẩn thì có thể được nâng hạng CB.
Đối với các MCB dạng module được lắp cạnh nhau trong tủ kim loại có kích thước nhỏ, tác động nhiệt tương hỗ khi có dòng sẽ làm chúng xuống hạng theo hệ số 0.8. (Theo TC IEC)
Ví dụ: Một máy cắt trong môi trường 40
Lưu ý: bảng trên được tham khảo trong tiêu chuẩn IEC 60947-2. Mỗi hãng sản xuất có những giá trị khác nhau, khi lựa chọn cần tham khảo catalogue của hãng.
*************************
Hi vọng đã góp chút ích cho các bạn, nếu có thắc mắc hãy để lại comment hoặc gửi mail tới Cuongbeu97@gmail.com mình sẽ trả lời sớm nhất có thế.
Hà nội, ngày mưa.... 15/Oct/2020
Cảm ơn anh chia sẽ, rất hay!
ReplyDeletecám ơn bạn
Delete