Hi các bạn, chắc hẳn khi bạn đọc bài viết này, các bạn cũng có những thắc mắc sơ khai kiểu:
- Sao đồ thị của đường cong bảo vệ của CB lại có đường thang đo lạ vậy?
- Những khoảng cách giữa các giá trị lại không bằng nhau? sao khoảng cách từ 0.1 -1 lại bằng khoảng cách 10-100?
Và từ những thắc mắc như vậy mình đã tìm ra từ khóa Thang đo logarit (Logarithmic scale)
Một thang logarit là một cách để hiển thị dữ liệu số trên một phạm vi rất rộng mà thang đo bình thường (tuyến tính) không thể thể hiện hết được. Các giá trị trên trục đo được nhân theo cấp số mũ nên thang đo như vậy là phi tuyến tính. Bằng thang đo này ta có thể biểu diễn được giá trị từ 0.1 cho đến hàng trăm, hàng ngàn mà chỉ trên một trang A4.
Chính vì thế mà thang đo này thường được áp dụng cho các biểu đồ thể hiện sự biến động trong thời gian dài, với giá trị lớn. Cũng nên lưu ý rằng, đối với thang đo tuyến tính thể hiện giá trị tương đối chính xác, nhưng đối với thang đo phi tuyến này thì thể hiện một cách tương đối thôi. Cho người quan sát một view nhìn tổng quan...
Ví dụ như đồ thị của đường đặc tính CB:
Vậy cách vẽ như thế nào? Nếu như ta muốn vẽ một thang đo này chính xác mà không cần phần mềm hay công cụ? (ví dụ như excel)
- x là giá trị trên thang đo
- a là giá trị của hàm
- còn cơ số ở đây là 10 (ai học toán trung học rồi thì đều biết, mình k cần nhắc lại)
No comments:
Post a Comment