Saturday, October 17, 2020

Tìm hiểu về Rơ le nhiệt

1. Khái niệm về Rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt (hay còn gọi là Relay nhiệt) là một loại thiết bị điện dùng để bảo vệ động cơ và mạch điện khỏi bị quá tải (một số loại có thêm bảo vệ mất pha, khóa roto động cơ), thường dùng kèm với Contactor . Rơ le nhiệt có chức năng tự động đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại.

2. Cấu tạo


1: Đòn bẩy

2. Tiếp điểm thường đóng (NC)

3. Tiếp điểm thường mở (NO)

4. Vít chỉnh dòng điện tác động

5. Thanh lưỡng kim

6. Dây đốt nóng

7. Cần gạt

8. Nút phục hồi

Nguyên lý chung của rơ-le nhiệt là dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện làm giãn nở phiến kim loại kép. Phiến kim loại kép gồm hai lá kim loại có hệ số giãn nở khác nhau (hệ số giãn nở hơn kém nhau 20 lần) gắn chặt với nhau thành một phiến bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn. Khi có dòng điện quá tải đi qua, phiến lưỡng kim được đốt nóng, u
ốn cong về phía phiến kim loại có hệ số giãn nở bé, đẩy cần gạc làm lò xo co lại và chuyển đổi hệ thống tiếp điểm phụ. Để rơ-le làm việc trở lại phải đợi phiến kim loại nguội và kéo cần reset của rơ-le nhiệt.

 

3. Các thông số trên relay nhiệt

  • Trip class: class 10, class 20, class 30 ứng với thời gian trip (10s,20s,30s) của rơ le khi dòng lên đến 6 lần dòng đầy tải của động cơ.
  • Ue : Điện áp định mức của rơ le nhiệt
  • Ui: Điện áp cách điện của rơ le nhiệt
  • Ie: Dòng điều chỉnh. Các rơ le nhiệt sẽ không ngắt mạch ở dòng 1.05 Ie và sẽ ngắt mạch ở dòng 1.2 Ie.
  • Thời gian ngắt mạch phụ thuộc vào trip class. Cần chọn lựa phù hợp với dòng khởi động cũng như thời gian khởi động của động cơ để tránh trường hợp cắt mạch nhầm.

4. Phân loại

Phân loại theo cấp độ bảo vệ, trip class, số lượng vật liệu nhiệt và một số loại rơ-le nhiệt của Mitsubishi

Cấp độ bảo vệ

Bảo vệ quá tải (1E)

TH-...type

Bảo vệ quá tải, mất pha (2E)

TH-…KP/KF type

Bảo vệ quá tải, mất pha, đảo pha (3E)

ET-… Type

Trip class

Loại  tiêu chuẩn (Trip class 10)

TH-…KP type

Loại cắt nhanh (trip class 5)

TH- T/N … FS type

Trip class 30 hoặc hơn

TH-…SR type

Theo số lượng vật liệu nhiệt-
heating element

2- element

TH-… Type

3- element

TH-… KP type


5. Ứng dụng

Chọn rơ le nhiệt cho động cơ ta cần chú ý những yếu tố sau:
o Dòng định mức/ đầy tải của động cơ
o Thời gian khởi động của động cơ
o Điện áp định mức của tải
Ví dụ: Chọn rơ le nhiệt cho động cơ 3 pha 380V có dòng định mức 50A khởi động trực tiếp 
+ Thời gian khởi động của động cơ là 10s
+ Dòng khởi động (6*In) = 300 A
Chọn rơ le nhiệt có dòng điều chỉnh Ie= 1.2*50=60 A
Rơ le không được tác động trong 10 giây đầu khi khởi động (class 20) 


Chọn rơ le nhiệt TH-N60SR của Mitsubishi thỏa mãn yêu cầu

6. Phối hợp bảo vệ giữa rơ le nhiệt và aptomat


Đường đặc tính bảo vệ của CB phải nằm trên đường đặc tính của động cơ, phải nằm trên dòng xung kích của động cơ khi khởi động.
Đường đặc tính của rơ le nhiệt phải nằm trên đường đặc tính của động cơ, không được cắt đường khởi động của động cơ (tại 720% dòng định mức của động cơ)
hết nhé ....

No comments:

Post a Comment