Saturday, July 13, 2019

Đường cong chọn lọc - Characteristic curve CB

Một ngày hè oi bức, nhiệt độ phòng chắc cũng phải đến 35 độ @@. Chả nhẽ lại ra circle K ngồi ké điều hòa, nhưng thực ra mình là loại người thích ngồi một mình hơn chỗ đông người. Hmm, hôm nay là thứ 7, sau vài cuộc lười đã qua thì ngay lúc này đây mình sẽ viết về một cái rất quan trọng trong khí cụ điện. Mình sẽ mở rộng nhất có thể, chẳng biết có ai đọc không nữa nhỉ. nhưng dẫu sao cứ viết nao khoe với con cháu và đồng nghiệp :v
ok, let`s get started!!!!!!!!!!!!
update: mình đã ra bài viết mới đường đặc tính CB part 2

1. Đường cong chọn lọc là gì?

Trong tiếng Anh: Characteristic curves hoặc Trip curve. Trip là nhảy đó, chứ không phải là chuyến đi nha :v nó có nhiều nghĩa nên hiểu là đường cong bảo vệ của CB là được.
Cái Đường đặc tính này trước hết nó cho mình hiểu được đặc tính cắt của nó, nghĩa là biết được các hành vi cắt của nó tại mỗi dòng khác nhau. Trên các khí cụ đóng cát thì đều có đường cong này trên catalog hoặc trên thiết bị. 




Trên đây là đường đặc tính của một CB 1 pha. Với trục tung là thời gian cắt từ 0.004s đến 10000s.
trục hoành là bội số của dòng định mức của CB.
2. Chi tiết 
Hình bên dưới là đường cong đặc tính của CB loại B

Một đường đặc tính này thì thường có 3 thành phần chính đó là
  1. Thermal trip: Đường cong bảo vệ quá tải 
  2. Magnetic trip: Đường cong bảo vệ ngắn mạch
  3. Ieal trip curve : Đường cong bảo vệ lý tưởng của nhà thiết kế
Hình trên cho thấy cấu tạo của CB, vùng trên cùng là đặc tính bảo vệ quá tải thì quyết định bới thanh lưỡng kim của CB. Còn cuộn hút sẽ tác động ở vùng bảo vệ ngắn mạch.
Vùng bôi xanh của đường cong là khu vực cắt, ta cùng phân tích đường cong này:
Ví dụ CB này lắp cho một tải 30A một pha, ta chọn một CB 30A ( theo lý thuyết thôi nhé) thì với điều kiện bình thường dòng từ (1-1.13)x30A thì CB sẽ không tác động, nếu dòng tải tăng dần đến 1.5x30=45A thì thời gian cắt sớm nhất sẽ là 40s, muộn nhất là 100s. Tương tự thế với dòng tải 60A CB sẽ cắt sớm nhất trong 10s và muộn nhất trong 40s.
Đến vùng bảo vệ ngắn mạch thì thời gian trip sẽ ngắn hơn, dòng 3x-6x thì thời gian trip sớm nhất trong 0.01s đến 2.5s
Vậy qua đây chúng ta có thể biết được hành vi của con CB này sẽ như thế nào trong từng trường hợp.

3. Phân loại

Có nhiều loại đường đặc tính bảo vệ nhưng tập trung ba loại chính là B,C,D. Mục đích của việc phân chia nhiều loại này để giúp tránh tình trạng trip lỗi. ví dụ dòng khởi động đỉnh của một động cơ là 10xIn thì khi chọn với CB có đường cong đặc tính loại B là sai, CB sẽ cắt ngay khi động cơ khởi động. ta phải chọn đường đặc tính loại D
ta nhìn hình dưới đây để thấy rõ sự khác biệt giữa hai loại:


4. Tổng kết

OK, trên đây là những hiểu biết của mình về đường cong chọn lọc hay đường cong bảo vệ. Dĩ nhiên những điều mình chia sẻ trên đây chỉ là ý kiến, sự hiểu biết cá nhân, vì thế mình rất mong các bạn có những thắc mắc, câu hỏi gì có thể comment xuống hoặc liên hệ cho mình. Mình đã để public thông tin của mình rồi đó.
Have a nice day!!!!


5 comments:

  1. khá hay. chúc ad khỏe khỏe khỏe :)))

    ReplyDelete
  2. Rất hữu ích. cảm ơn bạn.

    ReplyDelete
  3. nếu dòng tải tăng dần đến 1.5x30=45A thì thời gian cắt sớm nhất sẽ là 40s, muộn nhất là 100s
    *** Anh ơi, cái này có phải muộn nhất là 400s ko ạ? Em xem điểm cao nhất trong vùng xanh của 1.5 là 400s ấy ạ

    ReplyDelete
    Replies
    1. đúng rồi bạn, có lẽ mình gõ nhầm 400 thành 100s

      Delete